Đồng thời, cơ quan CSĐT cũng tạm giữ hình sự 4 nghi phạm khác cùng về hành vi “Giết người” gồm: Nguyễn Thành Nhân (23 tuổi), Nguyễn Quốc Hưng (23 tuổi), Lư Gia Hưng (23 tuổi) và Nguyễn Trường Giang (tự Giang “đui”, 29 tuổi).
Theo điều tra ban đầu, nghi phạm Giang "Linh" và Huỳnh Hải Tuấn (30 tuổi, ngụ TP Trà Vinh) xảy ra mâu thuẫn, đánh nhau.
Ngày 10/10, Giang hẹn Tuấn ra “nói chuyện”. Sau đó, Giang “Linh” cùng một số thanh niên khác đi trên ô tô, xe máy và mang theo súng tự chế, hung khí tự chế đến đường D5, phường 5, TP Trà Vinh để tìm Huỳnh Hải Tuấn.
Khi thấy nhóm của Tuấn, Giang “Linh” dùng súng tự chế bắn đối thủ rồi lên xe bỏ trốn. Tuấn bị thương được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong. Ngoài ra, vụ việc cũng làm một người khác bị thương nhẹ.
Quá trình điều tra, Công an tỉnh Trà Vinh đã thu giữ 5 súng tự chế (3 khẩu súng dài, 2 khẩu súng ru lô) cùng nhiều hung khí tự chế nguy hiểm.
" alt=""/>Bắt khẩn cấp nghi phạm bắn chết người, thu giữ 5 khẩu súngTheo PGS Hiếu, việc chẩn đoán bệnh và đọc kết quả từ xa đã tạo kết nối từng bệnh viện, triển khai với hệ thống máy móc đơn giản phát huy lợi ích trong đại dịch Covid-19.
PGS Hiếu cho hay nền tảng này cho phép nhiều nhóm bác sĩ từ nhiều bệnh viện khác nhau cùng hội chẩn online thay vì 2 bác sĩ, 2 bệnh viện khác nhau như trước đây. Điều này tạo nên uy tín cho các bệnh viện ở địa phương và giúp đỡ trực tiếp cho người bệnh được hội chẩn. Người dân cũng hiểu hơn về sự kết nối y tế là không giới hạn, sẽ tin tưởng vào y tế...
Ông chia sẻ những nghiên cứu và phát triển mô hình AI cũng được ứng dụng trong chữa trị bệnh tiểu đường. Trong đó, phương pháp KT PoC Progress, chương trình AI Screening đã thử nghiệm trên 2.000 bệnh nhân.
Việc sử dụng AI sẽ tự động hướng dẫn thu thập các thông số như tuổi, BMI, tiền sử bệnh, giúp các bác sĩ sàng lọc và hỗ trợ đưa ra kết quả cuối cùng. Kết quả điều trị trên một số bệnh nhân cho thấy hiệu quả quản lý huyết áp đạt 7 - 8%, đường máu 10% và giảm tỉ lệ nhập viện, biến chứng lên tới 1,5 - 4,3 lần nhờ sử dụng AI.
Trong lĩnh vực ung thư, các phần mềm hỗ trợ chẩn đoán AI và các thuật toán cũng được ứng dụng mạnh mẽ, trong đó có ung thư tuyến giáp. PGS.TS Trần Thị Thanh Hương, Viện trưởng Viện Ung thư quốc gia Việt Nam, cho biết từ nguồn dữ liệu tích hợp hình ảnh siêu âm, giải phẫu bệnh bằng kim nhỏ và kết quả phẫu thuật, sẽ phát triển mô hình AI nhằm hỗ trợ sàng lọc, xác định bệnh nhân có cần phẫu thuật hay không, dự báo đặc điểm khối u.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Bùi Thế Duy cho biết sự phát triển của dữ liệu lớn đã tích hợp bài học lớn từ hàng triệu chuyên gia, nhà khoa học giúp việc nghiên cứu trở nên thuận lợi hơn. Mỗi chuyên gia sẽ chỉ có một bộ não thực hiện nghiên cứu đơn lẻ, nhưng nếu có sự hỗ trợ từ AI giúp tích hợp được kinh nghiệm, tích lũy ca bệnh, cách thức chữa bệnh của nhiều bác sĩ, chuyên gia, từ nhiều quốc gia trên thế giới.